Blog

Ly Dị và Luật Gia Đình ở Ontario

Phần Giới Thiệu:

Quyển tài liệu này cung cấp các chi tiết tổng quát về ly thân, ly dị và luật gia đình ở Ontario, nhưng không toàn diện. Vấn đề gia đình thường rất phức tạp, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư về quyền lợi của mình.

Hôn Nhân
Luật pháp có sự phân biệt giữa quan hệ sống chung hoặc hôn phối.  Tình trạng hôn phối là quan hệ kết hôn chính thức theo thủ tục pháp lý hoặc tôn giáo được sự công nhận trên pháp lý.
Hợp đồng hôn nhân (marriage contract/prenuptial agreement) là một văn kiện pháp lý giữa hai bên để thỏa thuận những điều khoản trong các vấn đề như chia tài sản, tiền trợ cấp nuôi dưỡng một khi hôn nhân đổ vỡ để tránh những tranh chấp sau này.

Thông thường hợp đồng hôn nhân được ký trước khi thành hôn nhưng cũng có thể ký sau khi đã thành hôn. Văn kiện này phải do luật sư soạn thảo và phải ký kết trước nhân chứng. Nếu là tự soạn mà không có tham khảo ý kiến pháp luật của luật sư trước khi ký, thì văn kiện có thể xem như không chính thức và có thể mất hiệu lực trên luật pháp.

Sống Chung

Quan hệ sống chung:
Quan hệ sống chung là tình trạng sống chung như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn chính thức.

Luật Gia Đình có qui luật khác nhau giữa quan hệ sống chung và hôn phối. Đổ vỡ khi sống chung không có quyền chia đều tài sản khi chia tay như quan hệ hôn phối. Theo Luật Gia Đình, chỉ có đổ vỡ trong quan hệ hôn phối chính thức mới có quyền đòi chia đều tài sản trong hôn nhân.

Nếu chia tay trong quan hệ sống chung thì:

• tài sản sẽ là của ai nấy giữ,
• không có quyền tranh giành phần tăng giá trị tài sản trong thời gian sống chung,
• không có quyền tự động được ở lại trong căn nhà sống chung mà mình không có chủ
quyền. Do đó, nếu bạn sống chung trong căn nhà do người bạn đời của bạn có độc quyền
sở hữu, thì khi đổ vỡ, bạn phải xin trát tòa cho phép bạn tiếp tục ở lại trong căn nhà. Nhưng
nếu là hôn nhân đổ vỡ, cả 2 bên đều có quyền ở lại trong căn nhà dù là một bên có chủ
quyền.
• nếu bạn có đóng góp vào phần tài sản của người bạn   sống chung, bạn sẽ phải kiện tụng để tranh giành phần đóng góp của bạn trong tài sản đó.

Trong trường hợp sống chung, bạn có quyền đòi tiền cấp dưỡng cho mình nếu:
• bạn đã sống chung hơn 3 năm, hoặc

• ít hơn 3 năm nhưng có con với nhau (con ruột hoặc xin nuôi chung)

Nếu người bạn sống chung không chịu cấp dưỡng, bạn sẽ phải kiện lên tòa để đòi tòa quyết định số tiền cấp dưỡng cho mình.

Trách nhiệm giữa cha mẹ với con cái thì bình đẳng như nhau trong quan hệ hôn phối hay sống chung. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi con. Xin tham khảo mục cấp dưỡng cho con cái trong tài liệu này để biết thêm chi tiết.

Ly Thân
Ly thân là nếu bạn không sống chung với người phối ngẫu vì sự đổ vỡ trong quan hệ gia đình và không có cơ hội trở lại với nhau.  Bạn có thể ly thân nhưng sống chung trong một căn nhà, nhưng trường hợp này rất khó để chứng minh sự ly thân. Tốt nhất là ở riêng ra. Bạn không cần sự đồng ý của đối phương để dọn ra riêng.

Những nhân tố để khẳng định ly thân là: bạn ăn ngủ riêng, không có quan hệ tình dục,
quản lý tiền bạc riêng và công khai quan hệ ly thân trong phạm vi xã giao của mình. Nhưng nếu còn ở chung địa chỉ khi ly thân thì sẽ rất khó để khẳng định ngày ly thân khi giải quyết đến vấn đề chia tài sản và luật thuế vụ không công nhận sự ly thân trong cùng địa chỉ.

Trong trường hợp quyết định dọn ra riêng, bạn nên quyết định:
• ai là người ở lại trong căn nhà hôn nhân?

• tiền trang trải sinh hoạt trong nhà sẽ do ai phụ trách?

• số tiền cấp dưỡng hàng tháng

• thương lượng về tranh chấp chia tài sản• thỏa thuận các điều khoản về con cái

Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây để giải quyết tranh chấp:
1. hai bên tự giải quyết vấn đề bằng miệng hoặc tự viết trên giấy tờ, nhưng phương pháp này khó giải quyết tranh chấp vì không có hiệu lực trên luật pháp;2. tìm luật sư lập hợp đồng ly thân chính thức, hợp đồng sẽ liệt ra những điều khoản thỏa thuận và hai bên ký kết trước luật sư làm chứng sau khi có ý kiến pháp luật độc lập từ luật sư đại diện của mỗi bên, nếu không, hợp đồng có thể mất hiệu lực trên pháp luật;3. kiện tụng ra tòa để phán quyết tranh chấp giữa hai bên.
Tốt hơn hết là hai bên nên thương lượng để giải quyết tranh chấp và lập hợp đồng chính thức  để bảo đảm các điều khoản được hợp pháp hóa. Kiện tụng thường tốn thời giờ và tốn kém. Hai bên cũng có thể xử dụng
những dịch vụ hòa giải trung gian như Alternative Dispute Resolution trong tòa để tìm người giúp về thương lượng (mediation) hay trọng tài phân xử (arbitration).
Trong trường hợp thương lượng, thì kết quả sẽ do sự thỏa thuận của song phương, nếu vấn đề đưa cho trọng tài phân xử, thì kết quả sẽ do người trọng tài quyết định. Quyết định này có hiệu lực trên luật pháp.

Hợp đồng ly thân
Hợp đồng ly thân là một văn kiện pháp lý đặt ra theo sự thỏa thuận của song phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp sau khi ly thân. Nội dung thường liên quan đến quyền lợi của bạn và con cái, do đó, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư đại diện của mình trước khi ký để bảo vệ quyền lợi mình. Bạn nên cân nhất kỹ càng trước khi ký hợp đồng. Mỗi bên đều có trách nhiệm phải cung cấp tài liệu chính xác của mình khi lập hợp đồng và mỗi bên nên có luật sư đại diện cung cấp ý kiến pháp luật để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực trên luật pháp.
Ly dị
Dù bạn ly thân bao lâu đi nữa bạn vẫn phải xin ly dị để kết thúc hôn nhân hợp pháp, không có vấn đề tự động ly dị sau một thời gian ly thân. Bạn chỉ có quyền tái hôn sau khi có trát tòa ly dị. Bạn phải cư ngụ ít nhất 12 tháng ở Ontario thì mới có quyền nộpđơn xin ly dị tại toà trong tỉnh Ontario.
Bạn phải đưa ra chứng cớ bạn hội đủ một trong ba điều kiện sau để xin ly dị:

• bạn đã sống ly thân ít nhất một năm, hoặc• người phối ngẫu của bạn ngoại tình, hoặc• bạn bị người phối ngẫu ngược đãi
Bạn không cần sự đồng ý của đối phương để xin ly dị nếu bạn đủ điều kiện.
Nếu có con cái trong sự đổ vỡ này, tòa sẽ bắt buộc phải có dàn xếp hợp lý về trách nhiệm chăm sóc con trước khi trát tòa ly dị được cấp phát. Nếu không dàn xếp về con cái, tòa sẽ buộc đưa vấn đề ra tòa để xét xử và quyết định. Người phối ngẫu không thể ép bạn thỏa thuận hoặc ký văn kiện, nhưng có quyền đơn phương nộp đơn xin ly dị.
Khi thủ tục ly dị đã hoàn tất thì không thể đảo ngược lại tức là bạn không thể xin hủy trát tòa ly dị, nhưng những vấn đề liên quan đến con cái, cấp dưỡng thì có thể thay đổi. Bạn nên tham khảo ý kiến luật sư về những vấn đề này.

 

 

 

 

 

Quyền lợi và nghĩa vụ với con cái
a. Quyền nuôi con và thăm     viếng
Nếu bạn có con cái trong quan hệ hôn phối hay sống chung, trách nhiệm với con cái cũng như nhau.
Khi cha mẹ chia tay thì vẫn phải thu xếp trách nhiệm nuôi nấng con cái. Quyết định độc quyền nuôi là một cách giải quyết trách nhiệm nuôi con, và con sẽ sống với bên cha hay mẹ được giao quyền nuôi con. Quyền nuôi con nếu giao cho bên nào thì bên đó có độc quyền quyết định về các phương diện sinh hoạt, giáo dục, tôn giáo, y tế cho đứa trẻ và bên kia sẽ tự động được quyền thăm con.
Bạn cần đặt ra một phương án chăm sóc bao gồm chia ra thời khóa biểu để quyết định ai sẽ có bao nhiêu thì giờ với con và ai có quyền làm quyết định cho phạm vi nào.  Phương án này có thể đặt theo bất cứ phương thức nào, có thể bằng miệng theo lòng tin, nhưng cũng có thể chính thức đặt ra trên văn bản trong hợp đồng ly thân hoặc trong lệnh do tòa phán quyết.
Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con, vấn đề sẽ phải đưa ra tòa tranh tụng. Nếu cần thì tòa có quyền trưng cầu ý kiến của chuyên gia như cán sự xã hội, bác sĩ tâm lý, tâm thần để làm thẩm định độc lập. Những chuyên gia này sẽ phỏng vấn tất cả những người liên quan bao gồm đương sự, đứa trẻ và những người quen biết trong gia đình và làm một báo cáo độc lập và đề nghị ai là

 

người tốt nhất để được giao quyền nuôi con và thăm viếng.
Tòa sẽ căn cứ vào những dữ kiện và quyết định trên quyền lợi của đứa trẻ. Luật pháp tin rằng đứa trẻ cần được sự đoái hoài và chăm sóc của cha và mẹ trong bất cứ trường hợp nào. Tòa sẽ tham khảo hành vi của cha mẹ và cách dạy dỗ con cái khi quyết định giao quyền nuôi con cho bên nào.Toà cũng cân nhắc những nhân tố sau đây khi quyết định:
• những phương án do cha mẹ đặt ra khi ly thân • lúc còn sống chung thì ai là người chăm nom, ai dẩn trẻ đi các buổi hẹn khám bác sĩ, đi học và liên hệ với thầy cô trong  trường• mối quan hệ giữa cha với  mẹ đối với đứa trẻ• khả năng chăm nom• tình trạng sức khỏe của cha mẹ• lối sống của cha mẹ và con cái• quan hệ giữa thân nhân bên cha và mẹ đối với đứa trẻ • quan hệ anh chị em giữa những đứa trẻ • nguyện vọng của đứa trẻ (tùy tuổi tác và sự chững chạc).
Tòa không xem mức thu nhập của cha hay mẹ khi phán xét về quyền nuôi con.
Để khuyến khích cho cha và mẹ tiếp tục gần gủi với con cái, luật qui định bên cha hay mẹ mà không có quyền giữ con sẽ có  quyền thăm con trừ khi họ có hành động uy hiếp đến an toàn của đứa trẻ như hành hung con cái, thì tòa sẽ tước quyền thăm con để bảo vệ sự an toàn cho đứa trẻ.

Căn cứ vào thời khóa biểu trong phương án chăm nom, quyền thăm viếng cho thời gian gần gủi và sống với con vào buổi tối, hoặc cuối tuần, hoặc ngày lễ hay phép hè v.v. tùy theo sự dàn xếp của hai bên trong phương án. Hai bên phải trao đổi thông tin về sức khỏe, học hành và vấn đề trong sự trưởng thành của con cái. Bên có quyền thăm viếng có quyền yêu cầu tòa đòi bên giữ con phải thông báo hay được sự đồng ý của bạn khi mang đứa trẻ rời khỏi tỉnh bang hay dọn nhà xa.
Nên nhớ là nếu bạn gây thương tổn cho con cái hay không tuân lệnh tòa, bạn có thể bị tòa tước quyền thăm con.
Quyền chăm con chung cũng là một phương án dàn xếp về việc chăm nom con cái, cả hai bên cha mẹ sẽ có quyền bình đẳng có thể làm quyết định cho con cái trong cuộc sống, nhưng phương án này chỉ khả thi cho những trường hợp hai bên có  quan hệ tốt đẹp và có thể thương lượng để giải quyết vấn đề. Cha mẹ sẽ tự sắp xếp thời gian con ở với ai và cả hai bên chia đều thời gian gần gủi với con cái cũng như trách nhiệm nuôi dạy.
Có nhiều phương pháp để giải quyết bất đồng giữa cha mẹ trong việc nuôi dạy. Không nhất thiết phải tìm luật sự kiện tụng hoặc nhờ trọng tài quyết định mọi tranh chấp trong cuộc sống. Một số vấn đề có thể tìm phục vụ của cố vấn gia đình, bác sĩ tâm lý trẻ em, cán sự xã hội  để giúp đỡ giải quyết vấn đề.
Tiền cấp dưỡng
Cha mẹ có trách nhiệm phải nuôi con sau

khi ly thân hoặc ly dị. Hai bên phải dàn xếp về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Thường thì bên cha hay mẹ có độc quyền nuôi con sẽ có quyền đòi bên kia trã tiền cấp dưỡng cho con cái. Trong trường hợp quyền chăm con chung thì con ở với bên nào nhiều thời giờ nhất thì bên đó sẽ có quyền đòi bên kia trã tiền cấp dưỡng cho con.
Luật pháp đặt ra bảng ấn định mức tiền cấp dưỡng sinh hoạt tối thiểu cho con (child support guidelines tables). Số tiền cấp dưỡng sẽ căn cứ vào :• số lương hàng năm của người trả• số lượng con cái• mức sinh hoạt của tỉnh bang nơi người cấp dưỡng đang cư ngụ
Mức lương năm của người trả cấp dưỡng Số tiền cấp dưỡng hàng thángSố trẻ1             2           3           4$21,320 $170        $324     $446    $487$22,320 $178        $337     $464    $525$23,320 $186        $350     $481    $528Đây là ví dụ của mức tiền pháp định phải cấp dưỡng sinh hoạt tối thiểu cho con ở Ontario:

Tiền cấp dưỡng sinh hoạt tối thiểu cho con sẽ không tự động ngưng theo tuổi mà phải trã đến khi đứa trẽ không còn đi học hay tự lập.
Nếu đứa trẻ có những nhu cầu đặc biệt như tiền giữ trẻ, lớp học nhạc, chi phí y tế, các chương trình học kèm, bạn có thể yêu cầu được trả thêm cho những chi tiêu này.

Trong mục số 7 của bảng pháp định số tiền cấp dưỡng có liệt ra danh sách những loại chi tiêu này. Cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản chi tiêu này theo tỷ lệ của mức thu nhập mình. Người trả cấp dưỡng đôi khi có thể xin tòa giảm mức tiền cấp dưỡng phải trả khi gặp có khó khăn về tài chánh nhưng toà chỉ thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt và hiếm hoi.
Mỗi tỉnh bang có một bảng pháp định số tiền cấp dưỡng riêng. Bạn nên tìm chi tiết tại trang mạng:
http://canada.justice.gc.ca/eng/pi/fcy-fea/lib-bib/legis/fcsg-lfpae/2011/pdf/ona.pdf
c. Tiền cấp dưỡng cho phối     ngẫu:
Khác với tiền cấp dưỡng cho con cái, luật pháp không đặt ra một mức tiền cấp dưỡng chung cho phối ngẫu mà giải quyết theo từng tình trạng cá nhân. Nếu không thể thỏa thuận, bạn phải tranh tụng để tòa phán số tiền cấp dưỡng căn cứ theo sự cống hiến của người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân này. Trong các trường hợp có một bên ở nhà chăm sóc cho con để bên kia đi làm, thì luật pháp sẽ xem như cả hai bên đều có đồng cống hiến trong hôn nhân.
Khi phán quyết về tiền cấp dưỡng cho phối ngẫu sau khi ly thân, toà sẽ căn cứ vào:
• thời gian sống chung bao lâu?• vai trò của bạn trong hôn nhân là gì?• con sẽ ở với ai?• mức thu nhập và khả năng kiếm tiền của mỗi bên ?• sức khỏe, tuổi tác, trình độ giáo dục của hai bên?
• những rào cản gây khó khăn tìm việc vì ngôn ngữ, nghề nghiệp của mỗi bên.
Số tiền cấp dưỡng cũng căn cứ vào nhu cầu, mức thu nhập và tài sản của mỗi bên để quyết định mức tiền và thời  hạn cấp dưỡng bao lâu. Luật gia đình cũng áp dụng các nhân tố trên khi phán về cấp dưỡng cho những cặp sống chung mà không có kết hôn chính thức. Bạn nên tham khảo ý kiến luật sư trong vấn đề này.
Cưỡng chế thi hành trả tiền cấp dưỡng
Bộ Xã Hội của tỉnh Ontario có thành lập một  Văn Phòng Cưỡng Chế Thi Hành Thu Tiền Cấp Dưỡng (Family Responsibility Office (FRO), nơi này tự động phụ trách chấp hành thu tiền cấp dưỡng theo hợp đồng thỏa thuận hoặc trát tòa. Trừ khi bạn xin miễn cưỡng chế thu tiền, nếu không thì các lệnh tòa hoặc các thỏa thuận nộp vào tòa sẽ tự động chuyển đến FRO để chấp hành cưỡng chế thu tiền cấp dưỡng. Họ sẽ thi hành bằng cách khấu trừ từ tiền lương hoặc các khoản thu nhập của người trả để đưa cho người nhận. Nếu người trả trốn tránh trách nhiệm, thì họ sẽ bị treo bằng lái xe, cấm xin hộ chiếu v.v.
Văn phòng này cũng có thể chấp hành lệnh tòa ngoài tỉnh bang Ontario. Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc địa chỉ mạng:  http://www.mcss.gov.on.ca/en/mcss/programs/familyResponsibility/index.aspx
Chia tài sản
Luật Gia Đình ấn định quyền chia tài sản của những cặp kết hôn chính thức nhưng
không áp dụng cho những trường hợp sống chung.
Khi hôn nhân đổ vỡ, những tài sản gầy dựng trong thời gian kết hôn và sự gia tăng giá trị của các tài sản mang vào hôn nhân đã có trước khi kết hôn sẽ được chia đều giữa hai bên, con cái không được quyền chia tài sản ly thân của cha mẹ.
Cách tính giá trị và nợ của tài sản có thể rất phức tạp. Mỗi tỉnh cũng có luật riêng về cách tính toán. Trên nguyên tắc, tài sản tích lũy trong thời gian kết hôn đến ngày ly thân sau khi trừ nợ trên tài sản sẽ được chia đều giữa hai bên. Nó bao gồm những tài sản đã mua sau khi kết hôn và còn tồn tại lúc ly thân cùng với mức gia tăng giá trị của tài sản đã có trước khi kết hôn và còn tồn tại trong thời gian từ ngày kết hôn  đến ngày ly thân.
Tài sản bao gồm đồ đạc trong nhà, bất động sản, tiền bạc, tiền tích lũy hưu trí, các loại đầu tư, v.v. tiền nợ thì bao gồm tiền mượn ngân hàng để mua những tài sãn hoặc đặt cọc hay tiền nợ thẻ tính dụng chi tiêu trong gia đình v.v.
Nhà hôn nhân (matrimonial home) là căn nhà gia đình cư ngụ trong hôn nhân. Luật Gia Đình có qui chế chuyên cho căn nhà gia đình cư ngụ sau hôn nhân.
Trong nhiều trường hợp, tài sản lớn nhất trong hôn nhân sẽ là căn nhà gia đình sống chung sau khi kết hôn. Cho dù căn nhà này do một bên đứng quyền sở hữu trước khi kết hôn hay trong thời gian hôn phối, nhưng là căn nhà cả hai chung sống ở đó sau khi kết hôn, thì là nhà hôn nhân và  trở thành tài sản chung.  Cả hai bên đều tự động có

quyền hợp pháp cư ngụ trong căn nhà này dù không có chung chủ quyền.
Vì cả hai bên đều tự động có bình đẳng chủ quyền trong căn nhà, nên khi mướn ra, bán hoặc dùng căn nhà đặt cọc mượn nợ đều phải có sự đồng ý của hai bên.
Trong trường hợp đổ vỡ mà hai bên không thể giải quyết ai nên ở lại trong căn nhà, thì có thể ra tòa xin trát tòa cho độc quyền ở lại, thường thì bên nào có quyền nuôi con sẽ có quyền ở lại và bên kia sẽ phải dọn ra rồi xử lý chia tài sản.
Luật pháp qui định dù căn nhà do một bên đã mua trước khi kết hôn nhưng được dùng để làm chỗ ở của gia đình, thì khi đổ vỡ, giá trị của căn nhà lúc ly thân vẫn phải được chia đều giữa hai bên.

 

 

 

 

 

Các tài sản khác:
Tổng giá trị của tất cả những tài sản khác tích lũy sau khi kết hôn và sự gia tăng giá trị của những tài sản đã có trước khi kết hôn nhưng tồn tại lúc ly thân sẽ được chia đều giữa hai bên sau khi ly thân nhưng không bao gồm:

 

• các tặng phẩm nhận được trong hôn nhân mà không phải do người phối ngẫu tặng• những di sản thừa kế riêng sau khi kết hôn• số tiến thừa kế từ bồi thường nhân mạng của công ty bảo hiểm  • tiền bồi thường thương tích của bạn
Nếu những loại tiền trên được giữ riêng ra thì không được chia, nhưng một khi những số tiền trên được dùng để mua căn nhà gia đình ở thì giá trị căn nhà sẽ phải chia đôi giữa hai bên. Bạn nên tham khảo ý kiến pháp luật về vấn đề riêng của bạn.
Vấn đề di trú
Nếu bạn do vợ hoặc chồng  bảo lãnh đến Canada và đã có tư cách thường trú dân. Sự đổ vỡ hôn nhân không ảnh hưởng đến tư cách thường trú của bạn. Người bảo lãnh không có quyền hủy bảo lãnh hoặc trục xuất bạn về nguyên quán chỉ vì chia tay.
Trong trường hợp thủ tục bảo lãnh chưa hoàn tất và giấy tờ thường trú chưa cấp, sự đổ vỡ sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ bảo lãnh nếu người  bảo lãnh xin hủy bỏ bảo lãnh thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị đình lại.Trong trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến luật pháp.
Ra tòa
Nếu cả hai bên đều không thể thỏa thuận giải quyết vấn đề thì sẽ phải kiện tụng ra tòa để phán xét. Trong trường hợp hai bên đã thỏa thuận nhiều vấn đề nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết được, thì có thể đưa ra tòa xử lý những vấn đề chưa thỏa thuận được.

Các vấn đề về quyền nuôi con và cấp dưỡng phải giải quyết cấp bách sau khi ly thân. Nếu hai bên không thể thỏa thuận để lập hợp đồng ly thân, thì phải kiện ra tòa để xét xử. Trong thời gian chờ đợi kiện tụng, bạn có quyền xin tòa cấp trát tòa tạm thời về vấn đề con cái. Trát tòa tạm (interim order) sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề kiện tụng cho kết quả cuối cùng.
Dù bạn có quyền tự ra tòa không có luật sư đại diện, nhưng thủ tục kiện tụng trong tòa rất phức tạp, tốt hơn là bạn nên tìm luật sư đại diện cho mình. Nếu bạn không có khả năng mướn luật sư, bạn có thể xin chứng thư pháp lý tại Cơ Quan Pháp Trợ Ontario (Legal Aid Ontario) để giúp đỡ trả tiền luật sư hoặc nếu bạn lấy được đơn  từ của tòa cấp, bạn cũng có thể đến tìm Văn Phòng Tư Vấn Luật Gia Đình (Family Law Information Centres) trong tòa để giúp đỡ.
Tòa Gia Đình ở Ontario
Mỗi tòa có phạm vi riêng để xử một số vấn đề, để giúp cho vấn đề kiện tụng của bạn được dể dàng hơn, bạn nên tìm hiểu chế độ của tòa mà bạn muốn xử dụng. Trong Ontario có ba loại tòa gia đình xử cho những phạm vi khác nhau. Bạn có thể tìm thêm chi tiết ở trang mạng : http://www.attorneygeneral.jus.gov.on.ca/english/family/
Tìm Luật Sư
Bạn có thể tìm luật sư trên quảng cáo hay qua sự giới thiệu của bạn bè hoặc tham khảo trang mạng tìm luật sư của Hội Đồng Luật Khoa: http://www2.lsuc.on.ca/LawyerParalegalDirectory/loadSearchPage.do
hoặc Pháp Trợ Ontario:
http://www.legalaid.on.ca/en/getting/findingalawyer.asp
Nếu bạn không có khả năng tài chánh để mướn luật sư tư hoặc bạn đang lãnh trợ cấp xã hội, bạn có thể đủ điều kiện xin chứng thư  Pháp Trợ Ontario để giúp trả tiền luật sư.
Thông thường các cơ quan pháp trợ cộng đồng không nhận hồ sơ về luật gia đình, họ chỉ có thể cung cấp một số chi tiết tổng quát về vấn đề gia đình mà thôi.
Thủ tục xin pháp trợ tiến hành trên điện thoại. Họ có thể cung cấp thông dịch trong cuộc điện theo yêu cầu. Xin trợ giúp pháp lý với hơn 200 ngôn ngữ tại số miễn phí 1-800-668-8258 (hoặc 416-979-1446 ở Toronto). Bạn có thể yêu cầu ngôn ngữ với tiếp viên trên điện thoại. Bạn cũng có thể truy cập tài liệu về phương diện này tại trang mạng:   http://www.legalaid.on.ca.ca/en/area.asp/
Bạn cũng có thể tìm sự giúp đỡ ở các văn phòng hỗ trợ (family information Centre)  ở trong mỗi tòa gia đình.
Bạo lực trong gia đình
Bạo lực trong gia đình thường dẫn đến sự đổ bể trong gia đình. Nếu trong trường hợp này, nạn nhân có thể xin ly dị ngay mà không cần chờ ly thân một năm.
Hành vi bạo lực trong gia đình đối với con cái hay phối ngẫu hoặc người bạn đời là phạm tội hình sự ở Canada.

 

Nếu bạn và con cái là nạn nhân trong bạo lực gia đình, bạn có quyền gọi cảnh sát hoặc lập tức rời khỏi nhà để bảo đảm an toàn. Khi cảnh sát được gọi, họ sẽ đến hiện trường và nếu họ tin tưởng có người phạm pháp, họ sẽ cáo tội người hành hung và phát lệnh cấm không cho người đó về nhà và liên lạc với nạn nhân. Nếu người bị cáo vi phạm lệnh cấm thì sẽ bị giam giữ cho đến khi toà xử lý.
Ở Toronto có rất nhiều cơ quan cộng đồng cung cấp phục vụ cho nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Đồng thời cũng có nhà tạm trú cho nạn nhân ở tạm để chờ giải quyết vấn đề. Bạn có thể gọi cho đường dây giúp phụ nữ bị bạo hành – the Assault Women’s Helpline – phục vụ 24 tiếng, 7 ngày một tuần, nhân viên nói nhiều ngôn ngữ khác nhau và họ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách ứng phó. Ở Toronto, xin gọi 416-863-0511 và 1-866-863-0511 ở khu ngoại thành.

 

 

 

 

 

Tháng Giêng 2018

Enter your keyword