Hãy nhớ rằng: nếu sự việc nghe có vẻ giống như thật thì nó có thể là một vụ lừa đảo!
Trung tâm Hướng dẫn Luật pháp của chúng tôi ngày càng nhận nhiều khiếu nại các vụ lừa đảo liên quan đến tài chính dưới mọi hình thức. Các nhóm lừa đảo đang lợi dụng đại dịch COVID-19 để gửi email và điện thoại lừa nạn nhân gửi tiền hoặc tiết lộ thông tin cá nhân và tài chính của mình để họ chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân. Thủ đoạn lừa đảo phổ biến qua điện thoại và qua mạng bao gồm:
- Mạo Danh:
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo mạo danh chính phủ, ngân hàng, chủ việc làm của bạn, chủ nợ hoặc là người bạn cũ. Họ sử dụng điện thoại, email và các trang mạng để lừa nạn nhân chia sẻ thông tin cá nhân của mình
o Kết quả: Họ đánh cắp thông tin cá nhân của bạn để có thể mở thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng, mua bán hàng hóa hoặc sử dụng số an sinh xã hội của bạn.
- Tiếp thị Qua Điện Thoại
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo giả vờ là một dịch vụ tiếp thị qua điện thoại – yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình.
o Kết quả: Thông tin thẻ tín dụng hoặc thẻ ngân hàng của bạn bị đánh cắp và sử dụng để mua bán hàng hóa.
- Giải Thưởng Và Xổ Số
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo báo là bạn đã thắng một giải thưởng (ví dụ: xổ số, tiền mặt, xe hơi hoặc một kỳ nghỉ). Để nhận được giải thưởng, bạn phải trả một khoản phí nhỏ, khi đó đối tượng lừa đảo lấy thông tin thẻ tín dụng của bạn.
o Kết quả: Bạn sẽ không nhận được giải thưởng, nhưng đối tượng lừa đảo sẽ tính phí vào thẻ tín dụng của bạn. Nếu đã gửi tiền, bạn sẽ không lấy lại được số tiền đã gửi.
- Mạo danh “Sở Thuế của Canada- CRA”
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo giả vờ gọi từ Sở thuế của Canada (CRA) và báo hồ sơ với Sở Thuế Canada –CRA của bạn đang được điều tra, bạn hiện đang nợ Chính phủ Canada hoặc nợ thuế và đang gặp rắc rối với Bộ phận thuế vụ. Họ yêu cầu bạn cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin ngân hàng của bạn, thậm chí họ gừi cho bạn một trang mạng giả mạo giống hệt như trang mạng của Sở Thuế của Canada- CRA.
o Kết quả: Thẻ tín dụng và thông tin thanh toán tiền của bạn bị lấy cắp và sử dụng để mua bán hàng hóa.
- Các Bưu Phẩm
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo gửi một tin nhắn, gọi điện thoại hoặc email báo bạn nợ một khoản phí nhỏ để nhận một gói bưu phẩm. Họ thường tự nhận họ là nhân viên Bưu điện của Canada (Canada Post) hoặc thuộc một công ty chuyển phát nhanh.
o Kết quả: Nạn nhân trả phí qua một đường link do đối tượng lừa đảo gửi. Đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin thanh toán tiền và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
- Lừa Đảo Trong Tình Trạng Khẩn Cấp Hoặc “Ông Bà”
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo giả vờ là một người thân đang gặp nạn và xin chuyển tiền cho bạn do họ bị tai nạn, bị bắt giữ hoặc bị thương.
o Kết quả: Đây là một hình thức lừa đảo để đối tượng lừa đảo truy cập được vào tài khoản ngân hàng của bạn và sử dụng thông tin này để mua bán hàng hóa hoặc chiếm đoạt tiền.
- “Mạo danh Lãnh sự quán Trung Quốc”
o Thủ đoạn: Đối tượng lừa đảo nói họ đang gọi từ Lãnh sự quán Trung Quốc và cáo buộc bạn có liên quan đến một số tội phạm tài chính hoặc hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân của bạn đã được sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp. Nhóm lừa đảo bảo với nạn nhân là “Cuộc điều tra đã bắt đầu tiến hành” và nếu nạn nhân không hợp tác, tài sản trên thế giới của họ có thể bị “đóng băng/khống chế” và có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc. Họ thường yêu cầu nạn nhân gửi một số tiền lớn qua chuyển khoản ngân hàng hoặc chuyển khoản điện tử, và đảm bảo với nạn nhân rằng số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi cuộc điều tra kết thúc. Để thuyết phục nạn nhân, đối tượng lừa đảo có thể xuất trình những giấy tờ giả mạo như lệnh truy nã của cảnh sát, lệnh truy nã của Interpol hoặc những đường link các trang mạng giả mạo giống hệt như trang mạng của chính phủ Trung Quốc.
o Kết quả: Nạn nhân bị lừa gửi một số tiền lớn cho nhóm lừa đảo, số tiền này thường không thể thu hồi được ngay cả khi cảnh sát Trung Quốc vào cuộc, vì họ sẽ nhanh chóng rút tiền trong tài khoản ngân hàng ngay khi nhận được chuyển khoản.
- Lừa Đảo Về Bất Động Sản:
o Thủ đoạn: Đại lý bất động sản hoặc đại lý cho vay tiếp cận nạn nhân với “cơ hội đầu tư bất động sản sinh lợi”. Đối tượng lừa đảo bảo với nạn nhân là bất động sản có thể được “sang tay” để sinh lợi lớn, hoặc có thể cho thuê nhà để có lợi nhuận, và giá trị bất động sản sẽ luôn tăng lên. Đại lý bất động sản và/hoặc đại lý cho vay thuyết phục khách hàng ký giấy tờ hồ sơ thế chấp và bàn giao. Trong khi đó, nạn nhân không hiểu hết bản chất của các giấy tờ mà họ ký, cũng như hông hiểu về hậu quả pháp lý.
o Kết quả: Chúng tôi đã chứng kiến những khách hàng sau khi hoàn tất giao dịch bất động sản phát hiện ra họ đang phải gánh toàn bộ các khoản thế chấp, nhưng không sở hữu được giá trị ròng của căn nhà. Điều này là do, trong quá trình kết thúc thủ tục bàn giao, các giấy tờ đã được sắp xếp để nạn nhân chỉ đứng tên hợp pháp đối với tài sản, còn các quyền được hưởng lại được đăng ký dưới tên của người khác.
Làm Gì Khi Phát Hiện Mình Là Nạn Nhân Của Một Vụ Lừa Đảo:
- Nếu bạn là nạn nhân của một vụ lừa đảo, báo mất giấy tờ của mình ngay với cảnh sát
- Liên hệ với các cơ quan tài chính, nơi cấp thẻ tín dụng, và các cơ quan liên quan
- Hủy bỏ giấy tờ tùy thân đang bị mất
- Báo mất giấy tờ tùy thân với các cơ quan chức năng của chính phủ như:
- Trung Tâm Chống Lừa đảo của Canada (The Canadian Anti-Fraut Centre) thu thập thông tin về các vụ mất giấy tờ tùy thân và tư vấn giúp đỡ các nạn nhân. Gọi số 1-888-495-8501 Hoặc tham khảo trang mạng www.antifraudcentre-centreantifraude.ca
- Cơ quan “The Competition Bureau” giải quyết khiếu nại về các vụ lừa đảo và lừa đảo qua điện thoại. Liên hệ số 1-800-348-5358 hoặc tham khảo trang mạng www.competitionbureau.gc.ca
- Báo với Bộ Các Dịch Vụ Chính Phủ và Tiêu Dùng (The Ministry of Government and Consumer Services) các hình thức lừa đảo để người khác cảnh giác. Liên hệ số 416-326-8800 hoặc đường dây miễn phí 1-800-889-9768. Bạn cũng có thể tham khảo trang mạng www.ontario.ca/consumer
- Liên hệ các cơ quan thẻ tín dụng:
- Equifax số 1-800-465-7166 hoặc qua trang mạng www.equifax.ca
- TransUnion số 1-800-663-9980 hoặc qua trang mạng www.transunion.ca
Xin liên hệ với Trung tâm Hướng dẫn Luật pháp Hoa-Việt-Khmer-Lào nếu như bạn có câu hỏi liên quan đến các vụ lừa đảo. Nếu bạn không nói được tiếng Anh và đang sử dụng một trong những ngôn ngữ mà Trung tâm đang phục vụ (Tiếng Việt, Tiếng Lào, tiếng Khmer, tiếng Quảng Đông hay Phổ thông), xin liên hệ Trung tâm Hướng dẫn Luật pháp số 416-971-9674. Nếu bạn thông thạo tiếng Anh, bạn có thể liên hệ trung tâm pháp lý cộng đồng gần khu vực của mình.
Nguồn thông tin :
https://www.cleo.on.ca/en/publications/scams/what-are-some-common-telephone-and-internet-scams
https://www.cleo.on.ca/en/publications/scams/what-can-i-do-if-i-am-victim-scam